đoàn thanh niên - hội sinh viên

trường đại học sài gòn

Lễ tổng kết và trao giải “Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XVII – năm 2015”

|

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN ĐẠT GIẢI NHẤT

GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA

LẦN THỨ XVII NĂM 2015

 

Vào tối ngày 27/12/2015 tại sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên, trong khuôn khổ Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo TP. Hồ Chí Minh lần VI – năm 2015 đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải “Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XVII – năm 2015”.

Giải thưởng Euréka năm nay tiếp nhận 645 đề tài đến từ cho 46 trường ĐH, CĐ và Học viện ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và 06 trường ở các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp và Bình Dương. Trong đó, có 04 đề tài của sinh viên trường Đại học Sài Gòn tham gia ở 03 lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Đông phương học – Dân tộc học, Lịch sử Việt Nam. Trong lễ tổng kết và trao giải, ngoài giải đặc biệt còn có 07 giải nhất, 13 giải nhì, 14 giải ba và 32 giải khuyến khích được trao cho các nhóm tác giả. Đề tài “Phân lập, tuyển chọn, nhận diện vi khuẩn có khả năng cố định đạm, hòa tan lân, sinh tổng hợp 1AA sống nội sinh trong cây mía (Saccharum Officinarum L.)” của sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ lớp DSI1111 khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên do ThS. Đặng Thị Ngọc Thanh hướng dẫn đã xuất sắc đạt giải nhất lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp.

Đề tài này đã cho kết quả nghiên cứu về vi khuẩn nội sinh cây mía trồng tại ba huyện Châu Thành, Trảng Bàng và Tân Biên của tỉnh Tây Ninh đã được phân lập và xác định đặc tính. Từ 26 mẫu rễ và thân cây mía đã phân lập được 75 dòng vi khuẩn trên môi trường LGI không đạm. Phần lớn các dòng vi khuẩn thu được có khuẩn lạc dạng tròn, bìa nguyên, độ nổi mô, kích thước từ 0,5 – 50nm. Đa số các tế bào có dạng que ngắn và khả năng chuyển động. Tất cả các dòng thu được cũng phát triển trên môi trường NBRIP chứa orthophosphate, chứng tỏ chúng có khả năng hòa tan lân khó tan. Ngoài ra kiểm tra sinh hóa còn cho thấy cả 75 dòng đều có khả năng sinh tổng hợp IAA. Dòng vi khuẩn HTR8 thể hiện tốt cả 3 đặc tính nêu trên đã được tuyển chọn để nhận diện bằng phương pháp sinh học phân tử. Kết quả giải trình tự một phần gen mã hóa 16S rRNA và so sánh với cơ sở dữ liệu của NCBI bằng công cụ blast n cho thấy dogf HTR8 có sự tương đồng 96% với Labrys portucalensis, một loài vi khuẩn có khả năng thúc đẩy tăng trưởng thực vật đã được báo cáo.

Giải thưởng do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ (trực thuộc Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Hoạt động giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động tiêu biểu và ý nghĩa của Thành phố trong việc bồi dưỡng và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Giải thưởng đạt được đã chứng tỏ sự phát triển của phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên trường Đại học Sài Gòn và tạo tiền đề cho phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên ngày càng phát triển hơn nữa.

 Sau đây là một số hình ảnh của buổi lễ:

Ông Chu Tiến Dũng – Chủ tịch Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh trao giải Nhất cho

SV Nguyễn Thị Thu Hằng và ThS. Đặng Thị Ngọc Thanh

Ban Thường vụ Đoàn trường – Ban Thư ký Hội Sinh viên trường

tặng hoa chúc mừng SV Nguyễn Thị Thu Hằng và ThS. Đặng Thị Ngọc Thanh

Tin: Hữu Đạt

Ảnh: Kim Ngân


Bài cùng chuyên mục:

Tìm kiếm

VanBanDoanHoi

ChuyenSinhHoatDoan

KetQuaChuyenSinhHoatDoan

 ThiTrucTuyen

PhanMemQuanLyHoatDongDoanHoi

DaiHocSaiGon

ThanhDoan

HoiSinhVienTP

TrungTam

TrungTamHoTroHSSV